Thùy Tiên hội ngộ 'Lôi Con', làm rõ mối quan hệ với nhóm Quang Linh
Giải khuyến khích: Nhà thơ Mai Thìn (Bình Định) với tác phẩm Những quả bom chứa đầy nước mắt (103); Nhà thơ Nguyễn Thanh Hải (Tiền Giang) tác phẩm Đẹp đến rong rêu (74); Nhà thơ Vĩ Hạ (tên thật Trần Duy Bảo Khang, Bình Thuận) với tác phẩm Nghĩ về những chuyến bay (74); Nhà thơ Bùi Việt Phương (Hòa Bình) với tác phẩm Ngược thác (115); Nhà thơ Lê Nhi (Hải Phòng) tác phẩm Trước một cành hoa (89).Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo lấy hơn 90 tỉ đồng của người sử dụng
Nhìn lại một năm đã qua, NSND Minh Vương chia sẻ ông thấy may mắn vì mọi thứ vẫn ổn, sức khỏe đảm bảo để hoạt động năng nổ, biểu diễn ở nhiều chương trình. Trong năm 2024, nam nghệ sĩ đã tổ chức được liveshow lớn. Ông vui vì chương trình thành công mỹ mãn, khán giả dành nhiều lời khen ngợi. "Tuổi này còn gặp khán giả, được hát và mang lại niềm vui, tiếng cười cho họ là niềm hạnh phúc. Một người nghệ sĩ được cống hiến trọn đời với sân khấu cải lương thì còn không mong đợi gì hơn", Minh Vương bày tỏ.Để có sự nghiệp thăng hoa, được khán giả yêu mến, nghệ sĩ Minh Vương cho rằng ngoài yếu tố may mắn thì bản thân cũng phải luôn nỗ lực, rèn giũa mỗi ngày. Ông quan niệm người nghệ sĩ ngoài tài năng cần giữ được cái tâm, cái tình để mọi người xung quanh yêu mến. "Người nghệ sĩ cần ý thức giữ tên tuổi, hình ảnh của mình. Cái hay, cái đẹp mình sẽ phát huy, còn những điều không vừa lòng thì cũng phải lựa lời để khéo léo, cân nhắc kỹ lưỡng, tránh làm tổn thương người khác", ông cho hay.Ở tuổi 75, NSND Minh Vương được khen vẫn giữ được phong độ, giọng hát ổn định với làn hơi khỏe, chất giọng truyền cảm như ngày nào. Nam nghệ sĩ nói may mắn được trời thương, Tổ đãi nên phong độ nghề khá tốt. Bên cạnh đó, ngôi sao cải lương đình đám của sân khấu miền Nam luôn ý thức phải giữ gìn giọng hát. Ông hạnh phúc khi mỗi lần gặp, khán giả vẫn ái mộ, chúc những lời lẽ tốt đẹp. Đứng trên sân khấu hơn nửa thế kỷ, vô số lần được vinh danh nhưng nam nghệ sĩ cải lương nói ông vẫn vui mừng, hạnh phúc mỗi khi nhận được lời khen từ khán giả. Giọng ca Nửa đời hương phấn bộc bạch: "Tình cảm của khán giả luôn là nguồn động viên lớn lao với người nghệ sĩ. Khi đi hát, khán giả luôn chúc tôi sức khỏe để có thể hát mãi cho mọi người nghe. Chính tình yêu thương này khiến tôi nhắc nhở mình phải giữ gìn để không phụ lòng mọi người. Bây giờ nếu có lời mời và cảm thấy mình đủ sức khỏe, tôi vẫn sẵn sàng biểu diễn để mang lời ca tiếng hát cho khán giả. Tuổi này rồi tôi không mong cầu gì nhiều, đi hát là để trả ơn khán giả". Sau khi trải qua biến cố bệnh tật, NSND Minh Vương nghiêm túc, kỹ lưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe. Mỗi năm, ông thường xuyên vào bệnh viện thăm khám, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nam nghệ sĩ cho hay: "Những gì ảnh hưởng đến sức khỏe, đến giọng ca, tôi đều bỏ, cũng không ăn uống bừa bãi. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi sẽ uống một ly sữa nóng. Sau đó, tôi tập thể dục khoảng 10 - 15 phút, chủ yếu là đi bộ quanh nhà. Vào buổi chiều, nếu không đi diễn thì tôi tiếp tục tập thể dục. Lúc rảnh, tôi chăm sóc cây kiểng, đọc báo, trò chuyện với vợ. Nhờ tập luyện đều đặn, ăn uống khoa học, sức khỏe và giọng hát của tôi hiện tại vẫn còn tốt".Nhắc về cuộc sống hiện tại, nam nghệ sĩ chia sẻ ông tận hưởng tháng ngày bình yên, thoải mái bên vợ con. Ông thấy may mắn khi người bạn đời rất lo lắng cho mình, chăm sóc sức khỏe, lo từ miếng ăn đến giấc ngủ. Từng bộ trang phục nam nghệ sĩ mặc đều được bà xã tự đến tiệm chọn vải, may đo, lựa từng món phụ kiện để ông tự tin đứng trên sân khấu. NSND Minh Vương có 3 người con đều đã trưởng thành, có cuộc sống ổn định. Nam nghệ sĩ chia sẻ ở tuổi xế chiều, không niềm hạnh phúc nào bằng gia đình trên thuận dưới hòa, con cháu hiếu thảo. Sau nhiều năm tất bật theo các đoàn hát, ít được đón tết thảnh thơi, năm nay ông sẽ ở nhà đón tết cùng gia đình. "Tết là dịp để tôi quây quần bên gia đình. Tôi và vợ sẽ cùng nhau sắm sửa, mua hoa quả, cúng ông bà. Thời gian trước, khi sức khỏe còn tốt, tôi thường đi diễn xuyên tết, có khi về đến nhà đã gần sáng. Năm nay tôi sẽ đón giao thừa cùng gia đình. Sáng mùng 1, con cháu tụ họp đầy đủ, chúc tết ông bà, cha mẹ, mình lì xì mừng tuổi cho các cháu, nhiêu đó thôi đủ đáng quý rồi. Sau ba ngày tết, tôi mới đi hát", nam nghệ sĩ cho hay.Ngoài gia đình, NSND Minh Vương có một hội bạn là các nghệ sĩ, nhân viên hậu cần lớn tuổi từng gắn bó một thời. Mỗi tuần, họ lại tụ họp cà phê, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống, thỉnh thoảng giao lưu văn nghệ. "Hạnh phúc hiện tại của tôi là có sức khỏe, có gia đình, bạn bè, khán giả yêu thương. Còn sức khỏe thì tôi sẽ còn ca, khi nào người ta không còn mời mình nữa hoặc sức khỏe không cho phép nữa thì thôi", ông nói.
Gặp gia đình em bé “người rừng” xôn xao dư luận
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.
Đặng Lê Minh Nhật, sinh viên Trường CĐ kỹ nghệ Dung Quất, thì giới thiệu với bạn bè nên du xuân đến thác Trắng (xã Thạch An, H.Minh Long, Quảng Ngãi).
Canada 'hạ chuẩn' điểm IELTS, rộng cửa đón du học sinh Việt
Năm 2019, Huy bắt đầu chuyển sang làm sản xuất các dạng nội dung ảnh và video trên Facebook từ những lĩnh vực như: du lịch, ẩm thực, giải trí… Huy cho biết đã bắt đầu lại từ con số không khi xin làm thực tập sinh tại phòng truyền thông chuyên mảng sáng tạo nội dung của một công ty. Sau nhiều tháng, Huy mới được trở thành nhân viên chính thức.